Kính phản quang là gì? – Ứng dụng kính phản quang trong xây dựng

0
3877

Bên cạnh kính cường lực, kính dán an toàn, kính hộp,… thì kính phản quang cũng là một trong những vật liệu được sử dụng nhiều trong các công trình kiến trúc. Vậy kính phản quan là gì? Vật liệu này có những ưu điểm gì và nên lựa chọn  loại kính này cho các công trình như thế nào? Những thắc mắc đó Lộc Phát xin được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Mục lục bài viết

1. Kính phản quang là gì?

Như đúng tên gọi của nó, kính phản quang là loại kính có bề mặt được phủ bằng một lớp hóa chất đặc biệt. Lớp hóa chất này có tính năng phản xạ ánh sáng, ngăn chặn tia tử ngoại, cách nhiệt nhưng vẫn giữ được độ trong suốt cho tấm kính và cho phép ánh sáng xuyên qua.

Kính phản quang
Kính phản quang là loại kính được phủ lớp phản quang lên một bề mặt của kính

Chúng ta có thể dễ dàng nhận biết kính phản quang với các loại kính khác bằng mắt thường vì trên kính phản quang sẽ có một mặt (mặt ngoài) có lớp phản quang còn mặt kia thì không. Nó giống như việc kết hợp giữa 1 chiếc gương trong khính nhìn 1 chiều.

>>> XEM THÊM: Thông tin kính cường lực chi tiết nhất <<<

2. Đặc tính của kính phản quang

Tương tự như các loại kính khác, kính phản quang cũng có những đặc tính riêng. Nổi bật nhất phải kể đến 3 đặc tính sau đây:

Phản xạ ánh sáng

Vì được phủ lên một lớp oxit kim loại nên kính phản quang có đặc tính ngăn chặn tia tử ngoại, phản xạ ánh sáng và cách nhiệt cực kỳ tốt.

Mờ đi sau khi xử lý nhiệt

Nếu như kính cường lực cứng hơn khi được tôi thì kính phản quang lại bị mờ sau khi xử lý nhiệt. Lý do đó chính là lớp phản quang trên bề mặt bị tác dụng với oxi không khí. Tuy nhiên, vấn đề này cũng đã được khắc phục với phương pháp phủ chân không.

Kính phản quang
Tùy thuộc vào độ dày mà màu sắc của kính phản quang sẽ có độ đậm nhạt khác nhau

Màu sắc thay đổi theo độ dày

Đối với kính thường thì dù có dày bao nhiêu thì độ trong suốt vẫn được đảm bảo nhưng đối với kính phản quang thì màu sắc phụ thuộc vào độ dày của kính. Đây cũng là lý do mà cùng sử dụng kính phản quang nhưng có tòa nhà thì hiện màu xanh đậm nhưng cũng có những tòa nhà màu xanh nhạt. Tất nhiên là chúng ta đang khoogn xét đến trường hợp xử lý màu sắc của kính và ánh sáng chiếu vào kính ở những góc độ khác nhau.

3. Ưu điểm nổi bật của kính phản quang

Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy một điều rằng, kính phản quang đang được sử dụng ngày càng phổ biến, thậm chí chúng còn được xem là vật liệu không thể thiếu trong các tòa nhà cao tầng. Sở dĩ kính phản quang được ứng dụng một cách rộng rãi là nhờ những ưu điểm tuyệt vời mà nó mang lại cho con người.

Dưới đây là một số ưu điểm nổi bật khi bạn lắp đặt kính phản quang cho các công trình kiến trúc của mình:

★ Ngăn chặn tia UV: lớp kim loại đặc biệt được phủ trên kính phản quang được xem như lớp áo bảo vệ tòa nhà khỏi sự xâm nhập của các tia UV, tia cực tím. Đây đều là những tia độc hại gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và làn da của chúng ta.

Kính phản quang
Nhờ đặc tính bức xạ nhiệt tốt nên kính phản quang được sử dụng rộng rãi cho các tòa nhà cao tầng

★ Giảm bức xạ nhiệt: oxit kim loại có đặc tính bức xạ nhiệt tốt. Do vậy mà khi phủ lên kính phản quang sẽ làm giảm tới 25% lượng nhiệt bức xạ từ mặt trời tới giúp cho không gian phía trong luôn mát mẻ.

★ Giữ nhiệt: Ngoài các ưu điểm trên thì kính phản quang còn có tác dụng giữ nhiệt hiệu quả. Chất liệu này hạn chế tối đa sự trao đổi nhiệt từ bên trong và bên ngoài. Nhờ vậy mà nhiệt độ trong phòng luôn ổn định, mùa hè thì khá mát mẻ còn ấm áp vào mùa đông.

★ Hạn chế tiếng ồn: kính phản quang vốn là loại kính phẳng nên chúng vẫn có khả năng hạn chế tiếng ồn hiệu quả, tuy nhiên khả năng chống ồn còn phụ thuộc vào độ dày của kính. Để hạn chế tiếng ồn tối đa mà vẫn giữ được những ưu điểm của kính phản quang, chúng ta  cũng có thể ghép kính phản quang với kính dán an toàn hoặc kính cường lực để tạo thành kính hộp. Cách làm này sẽ giúp tăng hiệu quả cách nhiệt, cách âm lên rất nhiều lần.

Kính phản quang

★ Tăng tính thẩm mỹ cho công trình: Không chỉ cách âm, cách nhiệt, kính phản quang còn mang phong cách hiện đại cho công trình sử dụng. Hiện nay, vật liệu này được sử dụng nhiều nhất tại các toà nhà cao tầng, giúp cho các công trình này nổi bật hơn dù bạn đứng nhìn từ xa.

4. Lưu ý khi sử dụng kính phản quang

Để đảm bảo chất lượng, tính thẩm mỹ và độ bền lâu dài của công trình có sử dụng kính phản quang, các bạn cần lưu ý đến một số điểm sau:

⚠ Phải lựa chọn kính phản quang cho đúng công trình

Tùy thuộc vào nhu cầu chống nắng và không gian cần áp dụng kính phản quang mà các bạn sẽ lựa chọn kính phản quang một phần hoặc toàn phần hoặc sẽ không lắp. Bởi việc sử dụng kính phản quang toàn phần sẽ khiến tòa nhà giống như một tấm gương phản chiếu ánh sáng, gây nóng cho không gian xung quanh, đặc biệt là những lúc trời nắng khi người ngoài nhìn ngắm toàn nhà.

kính phản quang

⚠ Không để vật sinh nhiệt gần kính

Khi sử dụng, không nên để các vật dụng dễ cháy ngay sát kính phản quang. Tốt nhất các bạn nên để vật dụng cách mặt kính khoảng 1m để kính khuếch tán nhiệt được tốt hơn. Dù chịu được nhiệt nhưng nếu trong 1 thời gian dài tiếp xúc với nguồn nhiệt trực tiếp quá gần thì kính cũng bị giảm chất lượng.

⚠ Không dán lên kính phản quang

Bạn có thể trang trí bề mặt kính tuy nhiên không nên dán giấy trang kính kín cả 1 mảng kính lớn. Tuyệt đối không dán film phản quang, decal lên bề mặt kính phản quang bởi vì những hành động này ảnh hưởng đến việc tản nhiệt của kính và làm giảm khả năng chịu lực, chịu nhiệt của kính.

⚠ Không để điều hoà thổi trực tiếp lên mặt kính

Đây là một trong những điều tối kị, đặc biệt đối với những toà nhà văn phòng bởi vì bên ngoài thì nóng nhưng bên trong lại lạnh sẽ dẫn đến chênh lệch nhiệt độ không đều và kính sẽ bị vỡ dù không phải dùng 1 lực tác động.

Kết thúc bài viết với 4 lưu ý tối quan trọng về kính phản quang. Lộc Phát hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn hiểu hơn về vật liệu phản quang. Nếu bạn còn bất kỳ điều gì thắc mắc, hãy để lại bình luận cho Lộc Phát hoặc liên hệ với chúng tôi theo hotline: 0975.338.395

[contact-form-7 id="542" title="Form 1"]

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here