Kính Temper là gì? Quy trình sản xuất và điểm đặc biệt của kính Temper

0
3776
Kính temper
Kính Temper là tên gọi khác của kính cường lực

Kính Temper là kính gì, nó có giống với các loại kính thông thường không? Loại kính này được sản xuất như thế nào, có những ưu điểm gì? Ứng dụng của kính Temper trong thực tiễn ra sao? Toàn bộ các thắc mắc trên của các bạn sẽ được chúng tôi giải đáp ngay trong bài viết sau đây.

1. Khái niệm kính Temper

Kính Temper (Temper Glass) chính là cách gọi tên tiếng anh của kính cường lực, kính thủy lực. Nó là một loại kính được sản xuất theo quy trình đặc biệt nên có sự vượt trội hơn hẳn về khả năng chống chịu lực, độ an toàn so với các loại kính thông thường.

Kính temper
Kính Temper là tên gọi khác của kính cường lực

Kính Temper là loại vật liệu mới được nghiên cứu và sử dụng trong khoảng 10 năm trở lại đây. Nhưng hiện nay chúng đã trở nên cực kỳ phổ biến và được xem như là vật liệu không thể thiếu trong ngành xây dựng nhờ những ưu điểm tuyệt vời. Nếu sinh sống và làm việc tại các thành phố lớn thì chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy ứng dụng của kính Temper bởi hầu hết các tòa nhà cao tầng, các khách sạn, nhà hàng, công trình kiến trúc hiện nay không ít thì nhiều, đều có sự góp mặt của kính Temper.

2. Quy trình sản xuất kính Temper

Là loại vật liệu đặc biệt nên kính Temper cũng được sản xuất theo một quy trình rất đặc biệt. Cụ thể, để có được trở thành kính cường lực cần phải trải qua 4 bước sau đây:

Bước 1: Cắt kính

Tùy thuộc vào kích thước kính cường lực khách hàng đã yêu cầu mà nhà sản xuất sẽ tiến hành đo, cắt kính từ tấm kính khổ lớn.

Kính được dùng để sản xuất kính cường lực vốn là loại kính thường nguyên bản.

Bước 2: Gia công

Sau khi cắt, kính sẽ tiếp tục được gia công, mài, dũa, khoan khoét theo đúng chuẩn kích thước và mục đích sử dụng của khách hàng rồi rửa sạch, sấy khô bề mặt.

Ngoài ra, nhà sản xuất cũng có thể in hình, logo lên kính theo yêu cầu của khách hàng. Sơn men là chất liệu được sử dụng để in hình, logo.

kính temper
Tất cả mọi thao tác gia công kính đều phải được thực hiện trước khi tôi kính

Bước 3: Tôi kính

Để những tấm kính thường này trở thành kính Temper cần phải trải qua quá trình tôi kính.

Tấm kính sẽ được đưa vào lò để gia nhiệt để hóa mềm. Mức nhiệt độ nằm trong khoảng 576 – 700 độ C, thậm chí là 1000 độ C. Có 3 phương pháp gia nhiệt được sử dụng là gia nhiệt bức xạ, gia nhiệt bức xạ và đối lưu, gia nhiệt đối đối lưu hoàn toàn.

Sau khi kính đến điểm hóa mềm sẽ được làm nguội đột ngột bằng luồng khí lạnh được đưa vào một cách đồng đều và chính xác thông qua hệ thống quạt thổi công suất lớn.

Mục đích của quy trình gia nhiệt và làm lạnh đột này là để tạo ứng suất nén bề mặt, tăng độ bền cơ học và độ chịu lực cho kính. Nhờ vậy mà kính Temper có khả năng chịu nhiệt, chịu lực rất cao.

Bước 4: Kiểm tra thành phẩm và xuất xưởng

Sau khi trải qua quá trình tôi nhiệt, kính sẽ được lấy ra khỏi dây chuyền và tiến hành kiểm tra, test mức độ chịu lực, chịu nhiệt xem đã đạt yêu cầu chưa. Nếu đã đạt yêu cầu thì kính sẽ trở thành kính cường lực thành phẩm và xuất xưởng, giao trả cho khách hàng.

3. Sự khác nhau giữa kính Temper và kính thường

Kính Temper và kính thường có khá nhiều điểm khác nhau về cả quy trình sản xuất, đặc tính và giá thành.

Thời gian sản xuất:

Đối với kính thường, quá trình làm mát được diễn ra trong một khoảng thời gian rất lâu trong quá trình tôi luyện nên các công ty có thể sản xuất số lượng lớn kính thường trong một khoảng thời gian ngắn. Ngược lại, kính Temper phải trải qua quá trình tôi nhiệt ở nhiệt độ cao với các điều kiện khắt khe nên thời gian sản xuất sẽ lâu hơn rất nhiều.

Gia công kính:

Kính thường có thể thoải mái gia công, cắt, khoan lỗ, đánh bóng mà không lo bị nứt, vỡ. Còn kính Temper thành phẩm rất khó để thực hiện các điều này, việc gia công kính cường lực đều được thực thiện trước khi đem tôi kính.

Độ chịu lực, chịu nhiệt:

Kính thường chịu lực, chịu nhiệt rất kém. Kính Temper chịu lực, chịu nhiệt gấp nhiều lần so với kính thường.

kính temper
Kính Temper “vỡ vụn như ngô” nên hạn chế được sát thương cho người sử dụng

Trạng thái khi vỡ:

Kính thường khi vỡ tạo thành những mảnh dài, sắc rất gây nguy hiểm cho người dùng. Kính Temper khi vỡ sẽ thành các hạt tròn nhỏ, không có cạnh sắc nhọn nên an toàn hơn cho người sử dụng.

4. Các loại kính Temper

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại kính Temper để đáp ứng được các nhu cầu và mục đích khác nhau của người tiêu dùng.

Cụ thể, có các loại kính Temper sau:

– Kính Temper dày 5mm

– Kính Temper dày 8mm

– Kính Temper dày 10mm

– Kính Temper dày 12mm

– Kính Temper dày 15mm

– Kính Temper dày 19mm

– Kính Temper dày 21mm

5. Điểm đặc biệt của kính Temper

Sau khi trải qua quá trình sản xuất đặc biệt, kính Temper sẽ mang trong mình những đặc tính nổi bật sau:

?? Chịu lực tốt: Khả năng chịu lực của kính Temper cao gấp 5 – 7 lần so với kính thường có cùng độ dày.

?? Chịu nhiệt tốt: Khả năng chịu nhiệt độ của kính cường lực cũng cao gấp 3 lần và khả năng chịu sốc nhiệt cao gấp gấp 4 lần với kính thường cùng độ dày.

kính temper
Kính Temper có khả năng chịu lực, chịu nhiệt cực kỳ tốt

?? Đảm bảo an toàn: Khi có tác động mạnh, kính temper sẽ vỡ vụn thành những hạt tròn như hạt lựu, những mảnh vỡ không có cạnh sắc nhọn hạn chế gây thương tích cho người sử dụng.

?? Chống ồn: Kính Temper có khả năng chống ồn và cách nhiệt tốt. Do vậy mà chúng được ứng dụng rất phổ biến trong lĩnh vực xây dựng như làm cửa kính, vách ngăn, làm mái che,…

Trên đây là toàn bộ các thông tin cơ bản nhất về kính Temper. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình chọn mua và sử dụng kính cường lực.

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì hoặc có nhu cầu lắp đặt kính cường lực, hãy liên hệ ngay với Xây dựng Lộc Phát để được giải đáp, tư vấn và tiến hành thi công trong thời gian nhanh nhất với chất lượng tốt nhất.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here